I. MỤC ĐÍCH
Nhằm làm tăng thời gian vận hành và sự làm việc ổn định của máy phát điện, chúng ta cần phải bảo trì và bảo dưỡng máy phát đúng định kỳ.
II. THỜI GIAN
Để tổ máy phát điện luôn bảo đảm chất lượng tốt nhất. Quý khách cần thực hiện đúng đủ các chế độ bảo dưỡng theo thời gian quy định như sau.
– Bảo dưỡng chế độ A: Thực hiện đinh kỳ hàng 1-3 tháng.
– Bảo dưỡng chế độ B: Thực hiện định kỳ hàng năm hoặc 250 giờ máy chạy.
– Bảo dưỡng chế độ C: Thực hiện sau thời gian 5-6 năm hoặc 2000-3000 giờ máy chạy.
– Bảo dưỡng chế độ D: Thực hiện hiện sau thời gian 9-10 năm hoặc 4000-6000 giờ máy chạy.
– Đại tu máy phát điện: Tùy thực tế tình trạng tổ máy kỹ thuật Hoàng Hà sẽ tư vấn cho quý khách phương án tối ưu nhất.
III. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- Tài liệu hướng dẫn vận hành, bảo trì và sửa chữa các máy phát điện.
- Sách: Sửa chữa – bảo trì động cơ diesel
- v.v….
IV. THAO TÁC CHUẨN BỊ
- Phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ chuyên dùng khi đi bảo trì.
- Phải luôn mặc quần áo bảo hộ lao động và sử dụng các trang bị bảo hộ lao động.
- Phải đặt biển cảnh báo ở khu vực đang bảo trì.
- Phải đảm bảo máy không hoạt động và trong tình trạng nguội trước khi bảo trì.
- Phải tắt hẳn các chế độ vận hành máy để việc thực hiện bảo trì được hiệu quả và an toàn (tắt điện nguồn vào tủ điều khiển, tắt hẳn sự làm việc của máy phát và tắt tải của đầu phát…).
- Kiểm tra tổng quan máy trước khi bảo trì (sự rò rỉ, dấu hiệu bất thường ở tất cả vị trí của máy).
=> Tất cả phải được ghi chép vào sổ nhật kí để theo dõi trước khi thao tác bảo trì máy.
V. QUY TRÌNH THỰC HIỆN.
V.I BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG CHẾ ĐỘ A
Thời gian thực hiện chế độ bảo trì bảo dưỡng ở chế độ A: 01-03 tháng / 1 lần.
Mục đích đạt được: Kiểm tra và căn chỉnh lại tổng thể máy để bảo đảm máy hoạt động ổn định. Kịp thời phát hiện hoặc tiên lượng những hư hỏng của hệ thống trong thời gian sắp tới và làm biên bản đề xuất sửa chữa hoặc thay thế thiết bị để chủ đầu tư có phương án xử lý sớm.
Nội dung công việc bảo dưỡng chế độ A
1- Tiếp nhận máy (có biên bản ghi nhận hiện trạng máy để tiếp nhận và bắt đầu thực hiện check A).
2- Kiểm tra rò rỉ dầu, nhớt, nước làm mát.
3- Kiểm tra thông số đồng hồ và hệ thống an toàn.
4- Kiểm tra áp lực nhớt.
5- Kiểm tra tiếng động lạ.
5- Kiểm tra hệ thống khí nạp.
6- Kiểm tra hệ thống xả.
7- Kiểm tra ống thông hơi.
8- Kiểm tra độ căng đai của dây curoa.
9- Kiểm tra tình trạng cánh quạt.
10- Kiểm tra & điều chỉnh hiệu điện thế.
11- Kiểm tra acquy.
12- Kiểm tra tần số dòng điện.
13 Chạy máy, kiểm tra tổng thể máy phát điện.
14- Vê sinh tổng thể toàn bộ máy.
15- Cân chỉnh máy để đạt hiệu suất cao nhất.
16- chạy thử máy 15 phút (không tải hoặc có tải càng tốt).
17- Bàn giao lại máy (có biên bản bàn giao).
V.II BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG VỚI CHẾ ĐỘ B
STT |
NỘI DUNG THỰC HIỆN |
HƯỚNG DẪN/ BIỂU MẪU |
1. VỆ SINH TOÀN BỘ XUNG QUANH MÁY |
GS001 – 1 |
|
2. HỆ THỐNG ĐỘNG CƠ |
|
|
2.1 |
Bảo dưỡng hệ thống khởi động:– Kiểm tra bộ starter – Kiểm tra bình acqquy – Kiểm tra hệ thống sạc bình |
GS001 – 2 |
2.2 |
Bảo dưỡng hệ thống làm mát:
– Kiểm tra sự rò rỉ của ống dẫn và két nước – Kiểm tra tình trạng nước làm mát – Kiểm tra cảm biến nhiệt độ – Vệ sinh két nước và thay thế nước giải nhiệt – Kiểm tra và điều chỉnh độ căng dây curoa của cánh quạt, tình trạng cánh quạt và puli. – Kiểm tra bơm nước
– Kiểm tra tình trạng của hệ thống quạt – Kiểm tra tiếng động khi cánh quạt làm việc |
GS001 – 3
|
2.3 |
Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu:– Kiểm tra bình chứa nhiên liệu và mực chứa nhiên liệu – Kiểm tra đường ống và lọc nhiên liệu – Kiểm tra bộ cấp nhiên liệu: bơm cao áp, bộ chia nhiên liệu, bộ phun – Kiểm tra hệ thống làm mát nhiên liệu (nếu có) |
GS001 – 4 |
2.4 |
Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn:– Kiểm tra đường ống dẫn – Kiểm tra mực nhớt và tình trạng của nhớt bôi trơn – Kiểm tra tình trạng lọc nhớt. – Kiểm tra bơm nhớt |
GS001 – 5 |
2.5 |
– Bảo dưỡng hệ thống khí vào (trong máy và môi trường xung quanh)
– Kiểm tra sự rò rỉ – Kiểm tra đường ống cứng, ống mềm và khớp nối – Kiểm tra tình trạng lọc gió – Kiểm tra turbo (nếu có) |
GS001 – 6 |
2.6 |
Bảo dưỡng hệ thống khí ra:– Kiểm tra sự rò rỉ – Kiểm tra độ nghẽn nghẹt khí xả |
|
3. ĐẦU PHÁT ĐIỆN |
GS001 – 7 |
|
|
– Kiểm tra sự cách điện
– Kiểm tra cổ góp và chổi than (nếu có) – Kiểm tra độ nghẽn nghẹt đường gió vào và ra – Kiểm tra và vệ sinh dây quấn – Kiểm tra và vệ sinh bạc đạn xoay – Kiểm tra board AVR – Kiểm tra các mối nối cáp động lực |
|
4. KIỂM TRA TỦ (BẢNG) ĐIỀU KHIỂN |
GS001 – 8 |
|
|
– Vệ sinh bên trong tủ điều khiển
– Kiểm tra sự hoạt động của các nút điều khiển – Kiểm tra các thiết bị đóng ngắt động lực – Kiểm tra các đầu cáp nối – Kiểm tra các thiết bị an toàn |
|
5. KIỂM TRA KHÁC |
GS001 – 9 |
|
|
– Kiểm tra cao su giảm chấn, vỏ cách âm, khung máy | |
6. KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ VÀ KIỂM TRA THÔNG SỐ(Biểu mẫu bảo trì theo mẫu của công ty: GS001/PM02) |
GS001 – 10 |
|
|
– Kiểm tra áp suất nhớt – Kiểm tra nhiệt độ nước làm mát – Kiểm tra điện áp bình acquy – Kiểm tra tần số và điện áp – Kiểm tra sự hoạt động của quạt giải nhiệt – Kiểm tra các điểm rò rỉ và tiếng ồn |
|
7. KẾT THÚC |
|
|
|
– Vệ sinh
– Nghiệm thu & Bàn giao – Lưu hồ sơ (CSD lưu hồ sơ) |
|
Các chế độ bảo dưỡng C, D, Đại tu máy phát điện quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ chính xác hơn.